Mẹo thông minh để từ chối lời đề nghị công việc

Nếu có thể, bạn hãy nếu giới thiệu cho nhà tuyển dụng một người có khả năng,người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty. Thông

Nhiều nhà tuyển dụng than phiền một số ứng viên ngày nay không biết cách từ chối lịch sự. Nhà tuyển dụng đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tuyển được ứng viên, nhưng đến khi gởi thư mời làm việc thì không hề nhận được phúc đáp nào từ ứng viên này. Gọi điện thoại liên lạc nhiều lần cũng không gặp được. Hoặc khá hơn thì sau đó nhiều ngày ứng viên liên lạc lại và báo … đã tìm được việc khác! Lại có trường hợp, ứng viên chấp nhận về làm việc, nhưng được 1-2 ngày thì lại xin nghỉ phép và rồi “lặn” mất tăm. Những cách ứng xử như trên không khác gì tự ghi tên mình vào “sổ bìa đen” của nhà tuyển dụng.

Thực tế bạn không phải là ứng viên duy nhất trên đời rơi vào hoàn cảnh “từ chối một lời mời làm việc”. Rút kinh nghiệm cho chính mình từ những tình huống trên, bạn nên thực hiện các công việc cần thiết để gửi lời từ chối như sau.

Báo ngay với nhà tuyển dụng

Một khi bạn đã quyết định từ chối, hãy nhanh chóng báo ngay với nhà tuyển dụng và giải thích (một cách lịch sự) tại sao bạn không nhận việc này để họ còn kịp thời gian tìm một ứng viên khác.

Giữ được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường tìm việc của bạn sau này. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng thường quen biết lẫn nhau, do đó bạn cần hết sức bảo vệ, tránh gây “tì vết” trên tên tuổi của mình.

Hãy từ chối một cách nhã nhặn, lịch sự

Bạn hãy sử dụng những cách từ chối thật nhã nhặn, lịch sự nhưng kiên quyết. Nếu làm được như thế thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được những bực bội không đáng có.

Một số người đã từ chối bằng nhiều cách khác nhau như tránh gặp măt, tránh né nói chuyện qua điện thoại hoặc lấp lững, muốn những người khác tự hiểu rằng họ muốn từ chối. Đôi khi cũng có kết quả, nhưng từ chối bằng cách gửi những thông điệp phi ngôn từ như vậy sẽ làm căng thẳng cả hai bên một cách không cần thiết.

Vì vậy, khi bạn muốn từ chối, hãy sử dụng một trong những cách sau đây:

Đưa ra thông điệp của bạn một cách nhã nhặn: “Tôi rất muốn, nhưng…”.
Từ chối theo kiểu tích cực: “Nhưng ngay lúc này…”.
Chú ý lắng nghe và dành thời gian suy nghĩ: “Để tôi suy nghĩ đã…”.
Từ chối với vẻ hài hước.
Nói “không” với sự cảm thông và quyết đoán.
Thỉnh thoảng, cách từ chối đơn giản nhất và tốt nhất là nói “không” một cách thẳng thắn. Đôi khi, khó từ chối nhất là những lời bóng gió và thở dài, họ sử dụng tình cảm để bạn phải trả lời đồng ý. Trong trường hợp này, một lời nói “không” với sự cảm thông và quyết đoán sẽ ngăn được hiều lầm. Nó giúp cả hai phía không bị đi sai hướng và lãng phí thời giờ. Bạn không bắt buộc phải luôn là người cứu hộ.

Theo các nhà tâm lý, khó nhất là nói lời từ chối lần đầu tiên. Dù vậy, nếu bạn không thu được kết quả với lời từ chối lần đầu thì đó không phải là vấn đề. Bởi vì sau đó bạn sẽ dễ dàng hơn để từ chối lần thứ hai. Hãy nhớ, bạn luôn luôn có quyền nói “không” và hiếm khi bạn bị bắt buộc phải giải thích nó. Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những bực bội không đáng có bằng những lời từ chối nhã nhặn. Sự quyết đoán đó không phải là thái độ sỗ sàng, mà đó là sự thể hiện kính trọng của bạn đối với người khác và cả với chính mình.

Bạn nên từ chối qua thư

Sau khi báo cho nhà tuyển dụng bạn nên gửi một lá thư đến họ, hãy thể hiện để nhà tuyển dụng hiểu được bạn rất cảm kích vì họ đã dành thời gian phỏng vấn và trao cơ hội việc làm này cho bạn, sau đó nêu rõ lý do tại sao mình không thể nhận công việc như thế vào lúc này. Dù bạn nêu lý do gì cũng nên trình bày một cách nhẹ nhàng và lịch sự.
Tốt hơn nữa, hãy nhớ đến các mối quan hệ của bạn nếu có người quen hoặc bạn bè phù hợp yêu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp nhà tuyển dụng thoát khỏi thế bị động và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến tiến trình công việc. Dù quyết định của nhà tuyển dụng có như thế nào với sự đề cử của bạn, bạn cũng đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với họ.

Giới thiệu cho nhà tuyển dụng một người có khả năng

Nếu có thể, bạn hãy nếu giới thiệu cho nhà tuyển dụng một người có khả năng,người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp nhà tuyển dụng thoát khỏi thế “bị động” và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến công việc.

Qua bài viết này, một lần nữa khẳng định thái độ, cung cách ứng xử của bạn là yếu tố giúp định hình thành công trong tương lai. Ngay cả khi bạn từ chối, nhưng với cách trả lời nhẹ nhàng, lịch thiệp, bạn sẽ luôn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của mình trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc bạn luôn thành công với những quyết định của mình.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *