4 lời khuyên tìm việc nhanh từ các headhunter nổi tiếng

Còn theo Mark Bartz, bạn nên tìm hiểu về công ty dự tuyển thông qua một người nào đó bên trong công ty. Nếu cá nhân bạn không biết một ai đó

Bí quyết 1: Biết rõ phải tìm việc ở đâu

Hiện nay, công việc của các headhunter đang dần trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì nhu cầu tuyển dụng các nhân sự cấp cao có chuyên môn giỏi là điều mà các tập đoàn lớn đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn ưa chuộng việc sử dụng hình thức bài đánh giá trực tuyến để phân loại các ứng viên ban đầu. Theo Ginny Gomex, nhân sự cấp cao của hãng Peopleclick: “Các công ty có xu hướng đăng tải thông báo tuyển dụng website riêng, hoặc những website tìm kiếm việc làm uy tín. Về phía ứng viên, việc làm này giúp họ chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch, trả lời các câu hỏi sơ loại về chuyên môn và giúp tiết kiệm thời gian hơn cho cả hai bên”.


Do đó, bên cạnh các website tuyển dụng bạn cũng có thể truy cập vào những trang web của công ty để tìm hiểu thêm thông tin cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng theo cách đăng tải một dạng form (biểu mẫu) để giúp chọn lọc ứng viên tốt hơn và hiệu quả hơn.

Bí quyết 2: Hãy chắc chắn rằng công ty CÓ quan tâm tới bạn

“Nhiệm vụ của bạn là thiết kế bản CV đủ sức nặng để nêu bật kinh nghiệm liên quan tới công việc. Đồng thời, bạn cần làm rất rõ lý do tại sao nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn nhiều hơn”, Phil Carpenter, nhân sự cấp cao tại SimplyHired.com cho biết.

Nếu dự định của bạn là được mời tham dự buổi phỏng vấn tiếp theo, thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời về chuyên môn, bạn còn phải “show” ra cả những kỹ năng khó không trộn lẫn với các ứng viên khác như trực giác, sáng tạo, khả năng quan sát và đánh giá vấn đề, tháo vát,…. Đây mới là những yếu tố làm nên sức nặng cho CV của bạn, chứ không phải là những kinh nghiệm chuyên môn khác mà ứng viên nào cũng có được.

Các headhunter giàu kinh nghiệm đề xuất việc đánh bóng bản thân trên bản CV và thư giới thiệu phải thật ngắn gọn nhưng đủ ý. Một ví dụ bạn có thể thấy như: “ là một chuyên gia tiếp thị sản phẩm với kinh nghiệm trong hoạt động đo lường sức khỏe thương hiệu và nghiên cứu thị trường”. Sau đó, “đánh bóng” kinh nghiệm trong quá khứ của bạn trong khoảng 15 đến 20 từ hay cụm từ nói về chuyên môn, ví dụ đối với nghiên cứu thị trường, bạn có thể đề cập rằng mình đã làm việc với các dự án liên quan tới “nghiên cứu hành vi khách hàng” chẳng hạn.

Bí quyết 3: Chứng minh những gì bạn có thể làm được cho công ty

Việc bạn nghĩ mình phù hợp với một vị trí công việc và cách bạn chứng minh điều đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. “Điểm khác biệt thứ hai mà nhà tuyển dụng quan tâm, đó là cách bạn thể hiện rằng mình hoàn toàn đủ khả năng đảm nhận công việc nếu được nhận, điều này được chứng minh bằng việc bạn hiểu rất rõ về công ty và tình hình công việc tại bộ phận bạn công tác” – Phil Carpenter chia sẻ.

“Trong buổi phỏng vấn, hãy liệt kê rất cụ thể và chi tiết các dự án mà bạn đã tham gia và kết quả đạt được từ sự góp sức của bạn. Đồng thời hãy ứng dụng các kinh nghiệm đó vào các tình huống cụ thể trong công ty đang ứng tuyển. Đây là những gì mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. nhưng nếu bạn chủ động chứng minh được giá trị của mình thì câu chuyện sẽ rất khác. Đấy chính là các phát biểu cực kỳ có trọng lượng mà các nhà tuyển dụng rất mong thấy ở các ứng viên”, – Mark Bartz cho biết.

Bí quyết 4: Tìm hiểu về công ty dự tuyển

“Việc có những hiểu biết đầy đủ về bản chất công việc bạn dự tuyển, về công ty bạn mong muốn làm việc và về ngành công nghiệp công ty hoạt động là vô cùng thiết yếu” – Ginny Gomez cho biết.

Còn theo Mark Bartz, bạn nên tìm hiểu về công ty dự tuyển thông qua một người nào đó bên trong công ty. Nếu cá nhân bạn không biết một ai đó trong công ty, bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết qua những trang web về mạng lưới kinh doanh tại địa phương.

Việc có những hiểu biết đầy đủ về bản chất công việc bạn dự tuyển, về công ty bạn mong muốn làm việc và về ngành công nghiệp công ty hoạt động là vô cùng thiết yếu
Cuối cùng, sự lịch thiệp, nhã nhặn trong các giao tiếp tìm việc luôn là một tài sản quý giá. “Một cái bắt tay thích hợp cùng lời cảm ơn đúng lúc sẽ có tác dụng rất lớn” – Amy Hoover cho biết, “Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ gửi e-mail cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong vòng hai mươi tư giờ sau cuộc phỏng vấn”.

Và bạn không nên thất vọng nếu không tìm được việc sau nhiều nỗ lực. Trên thực tế, không ít người thành đạt đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc như mong muốn. Lúc này, điều quan trong là bạn phải tiếp tục với những bước đi trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của mình, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc đó sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng đi và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *